1. Bệnh hại:
a. Bệnh vàng lá chết chậm:
Hình cây tiêu bị bệnh Hình cây tiêu phát triển bình thường
Do tuyến trùng Meloidogyne incognita kết hợp với một số loài nấm (Fusariumsp., Phytophthora sp., Pythium sp.) gây ra.Cây tiêu bị bệnh sinh trưởng, phát triển chậm. Lá vàng, rụng lá và rụng đốt dần. Rễ có những cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Cây chết sau một vài năm bị bệnh.
Phòng trừ:
- Sử dụng chế phẩm sinh học Bio Gavi theo đúng lượng và hướng dẫn sử dụng để nâng cao sức đề kháng cho cây và giảm lượng phân bón hóa học.
- Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa qua thời gian luân canh cây ngắn ngày. Cày phơi ải đất kỹ trong mùa khô trước khi trồng mới.
- Bón phân hóa học cân đối, thường xuyên bổ sung phân hữu cơ hoặc các loại phân có tác dụng
cải tạo đất.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng. Hạn chế xới xáo đất và tưới tràn trong vườn tiêu.
- Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại cây mới ngay.
b. Bệnh chết nhanh:
Hình tiêu bị bệnh Hình cây tiêu phát triển bình thường
Bệnh do nấm Phythophora gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa tại những vườn tiêu thoát nước kém. Cây tiêu bị bệnh có triệu chứng héo lá đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Cây chết rất nhanh nên lá vẫn còn nhiều trên cây, chưa kịp rụng.
Gốc rễ thâm đen, hư thối.
Nấm Phythophora cũng gây hại trên lá và trên quả làm quả bị hư thối..
Phòng trừ:
- Sử dụng chế phẩm sinh học Bio Gavi. Bón phân hóa học cho cây tiêu cân đối và hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ.
- Đào rãnh thoát nước trong vườn. Không làm bồn sâu để đọng nước trong gốc cây tiêu.
- Không trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora xen trong vườn tiêu.
- Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất.
- Đào bỏ cây bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy, không trồng lại cây mới ngay.
- Biện pháp hóa học: Khi cây mới chớm có triệu chứng héo lá sử dụng một trong các loại thuốc sau: Aliette, Ridomil, Mexyl tưới vào gốc (2 - 4 lít dung dịch/ gốc) và phun lên cây. Xử lý 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.
c. Bệnh tiêu điên:
Hình ảnh cây tiêu bị nhiễm bệnh
Hình cây tiêu phát triển bình thường
Do virus gây nên. Bệnh có 3 dạng:
- Khảm lá: lá tiêu không bị biến dạng, có các vết khảm trên lá bánh tẻ giống như triệu chứng thiếu vi lượng.
- Khảm lá biến dạng: lá biến dạng, dài và hẹp lại, mép lá quăn, gợn sóng. Chóp lá cong xuống, lá dày và giòn, bề mặt lá nhúm.
- Xoăn lùn: Cây bị bệnh lá nhỏ, dày và giòn, mép lá gợn sóng, mặt lá sần sùi, có những vùng xanh đậm xen lẫn vùng xanh nhạt. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành bụi lớn sát gốc. Cây tiêu bị xoăn lùn không ra quả, nếu có cũng rất ít, năng suất thấp.
Phòng trừ: Sử dụng chế phẩm Bio Gavi ngay từ đầu vụ để nâng cao sức đề kháng cho tiêu. Không lấy giống từ những vườn tiêu có triệu chứng bệnh. Sát trùng dụng cụ trước khi chuyển sang cắt tỉa sang cây khác. Nếu thấy xuất hiện côn trùng chích hút phun thuốc (Actara, Movento) diệt trừ. Cây bệnh nặng, nhổ bỏ đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
d. Bệnh thán thư:
Hình lá tiêu phát triển bình thường
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Bệnh thường xuất hiện tại những vườn tiêu không thông thoáng, trong những tháng mưa nhiều. Bệnh gây hại trên lá, cành và trên gié hoa, quả.
- Trên lá : Bệnh thường gây hại ở đầu và mép lá tiêu. Rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh phân cách phần mô bệnh và mô khỏe.
- Trên cành: gây nên hiện tượng khô cành.
- Trên gié hoa, quả: làm rụng gié hoa, gié quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Phòng trừ:
- Trồng tiêu với mật độ thích hợp. Rong tỉa cây che bóng, cây trụ sống tạo độ thông thoáng cho vườn tiêu. Bón phân cân đối, hợp lý. Vệ sinh vườn cây sạch sẽ.
- Sử dụng chế phẩm Bio Gavi hợp lý, đúng quy trình sử dụng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh hại cho cây tiêu.
- Chỉ nên tiến hành phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật khi bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sử dụng một trong các loại thuốc sau:
Rhidomil, Aliete, Tilt Super, Nativo … Phun lên cây 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Một số bệnh khác như đốm lá, khô vằn, đốm rong. Cách phòng trừ cũng giống như phòng trừ bệnh thán thư.